Hướng dẫn chi tiết chống thấm sân thượng | Xử lý sân thượng bị nứt, thấm dột bằng xi măng chống thấm
Sân thượng là khu vực tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với cường độ cao, đặc biệt và những tháng mùa hè nên dễ bị xuống cấp và gây nên hiện tượng nứt dẫn đến hiện tượng thấm dột, rò rỉ nước. Nếu không xử lý chống thấm cho sân thượng ngay từ đầu hoặc xử lý không đúng kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng lớn đến công trình. Xem ngay những nguyên nhân và cách chống thấm sân thượng hiệu quả nhất hiện nay để khắc phục tình trạng này.
NGUYÊN NHÂN SÂN THƯỢNG BỊ NỨT, THẤM DỘT
Những nguyên nhân làm sân thượng nứt , thấm
Hiện tượng thấm ở sân thượng khá phổ biến hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn cụ thể như:
- Không xử lý chống thấm ngay từ đầu hoặc xử lý chưa đúng kỹ thuật.
- Sân thượng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thay đổi đột ngột không co ngót nên dẫn đến nứt.
- Kỹ thuật và Vật liệu thi công không đạt chất lượng.
- Ảnh hưởng từ nền móng cũng gây nứt sân thượng dẫn đến thấm nước.
Tham khảo Dịch vụ chống thấm nếu bạn có nhu cầu xử lý chống thấm cho sân thượng.
Ảnh hưởng của sân thượng khi bị thấm dột
Khi sân thượng, sàn mái bị thấm sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến công trình, sức khỏe và tiền bạc của gia chủ:
- Gây mất thẩm mỹ của ngôi nhà, vì xuất hiện những vết loang lổ, ngả màu vàng, xám, nấm mốc xuất hiện.
- Ảnh hưởng đến đường hô hấp và sức khỏe do không khí trong nhà bị ẩm mốc.
- Ảnh hưởng đến đường điện âm tường, gây hiện tượng chập mạch, dẫn đến cháy nổ, nguy hiểm đến tính mạng.
- Công trình xuống cấp nhanh chóng, tốn nhiều chi phí sửa chữa.
Các mẹo giúp bảo vệ sân thượng tốt hơn
Để tránh những ảnh hưởng xấu đến kết cấu nhà, cần có những biện pháp giúp bảo vệ tốt cho sân thượng, bạn có thể tham khảo những mẹo sau:
- Theo dõi, kiểm tra quá trình thi công sân thượng để có chất lượng tốt nhất.
- Có thể làm mái che cho sân thượng, vừa bảo vệ sân thượng và bạn cũng có thêm một không gian.
- Có thể bố trí trồng cây sân thượng, hồ cá để giúp giảm nhiệt độ tốt cho sàn mái.
CÁCH CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG BẰNG XI MĂNG CHỐNG THẤM
Một trong những cách bảo vệ sân thượng là chống thấm, sau đây là hướng dẫn chống thấm sân thượng bằng xi măng chống thấm CX MEN.
Vệ sinh mặt bằng trước khi chống thấm
- Làm bằng phẳng, sạch bề mặt cần xử lý chống thấm.
- Đối với mặt sàn cũ cần loại bỏ lớp vữa yếu.
- Quét sạch bề mặt bằng chổi nhựa, máy xịt nước áp lực hoặc máy hút bụi công nghiệp.
- Đối với những mặt sàn có tường tiếp giáp cũng tiếp hành xử lý mặt tường tương tự với chiều cao 20cm.
Quét hồ dầu liên kết
- Sau khi làm sạch bề mặt cần tiến hành quét hồ dầu pha từ xi măng chống thấm CX MEN hoặc VIPRI.
- Đối với những vị trí lõm cần trám để tạo mặt bằng để trải lưới thủy tinh đạt hiệu quả.
Trải lưới thủy tinh
- Tiến hành trải lưới thủy tinh để gia cường cho mặt sàn.
- Có thể sử dụng hồ dầu quét lên lưới để cố định lưới.
Trác vữa chống thấm CX MEN
Đối với bề mặt sân thượng, sàn mái thì việc tiếp xúc nước không thường xuyên như nhà vệ sinh, nên chúng ta có thể áp dụng tỉ lệ phối trộn 1 bao xi măng CX MEN + 4 thùng bê cát 18 lít. Lưu ý: Nên sử dụng máy trộn bê tông khi trộn vữa chống thấm để đạt hiệu quả cao nhất.
- Tiến hành trác vữa chống thấm lên bề mặt sàn và tường tiếp giáp.
- Độ dày của lớp vữa trác từ 1 đến 1,5 cm.
- Sau đó tiến hành trải thêm 1 lớp lưới thủy tinh, đặc biệt ở các vị trí bo góc.
Quét hỗn hợp CX MEN + PRO bảo vệ
Do sàn mái hay sân thượng thường xuyên tiếp xúc với ảnh nắng mặt trời nên cần sử dụng Phụ gia chống thấm CX MEN PRO để ngăn tia UV ảnh hưởng đến sàn.
- Sau khi trác vữa đạt 12 giờ để đông kết.
- Quét thêm 1 lớp hỗn hợp CX MEN + PRO hoặc hỗn hợp VIPRI + VIPRI PRO.
Bảo dưỡng sàn mái sân thượng
- Khi tưới bảo dưỡng phải chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để tránh hiện tượng vật liệu bị sốc nhiệt.
- Có thể làm mái che hoặc sử dụng , trồng rau hay cây xanh để bảo vệ sân thượng tốt hơn.